Thị trường bán lẻ Mẹ và bé nhiều tiềm năng

Đăng bởi Babybest Admin 28/08/2021
Thị trường bán lẻ Mẹ và bé nhiều tiềm năng

Thị trường bán lẻ Mẹ và bé nhiềm tiềm năng

Được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ hộ gia đình có trẻ cao nhất Đông Nam Á với 12% hộ gia đình có con dưới 1 tuổi và 20% hộ gia đình có con từ 1 – 2 tuổi, Việt Nam được cho là thị trường đầy tiềm năng cho các công ty cung cấp dịch vụ, sản phẩm liên quan đến bà mẹ và trẻ em.

Thống kê cho thấy, ở Việt Nam, mỗi năm trung bình có khoảng 1,56 triệu trẻ em chào đời, kéo theo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé tăng cao. Thêm vào đó, với thu nhập được cải thiện và nhu cầu cao hơn, các sản phẩm dành cho mẹ và bé đã dần trở thành những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của người tiêu dùng.

Báo cáo của Nielsen chỉ ra rằng doanh thu của thị trường sản phẩm, dịch vụ dành cho mẹ và bé tại Việt Nam có thể đạt quy mô 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng tới 30-40%. Con số này phản ánh đúng mức độ sôi động và tiềm năng của thị trường trong những năm gần đây. Theo phân tích của Nielsen, tại các thị trường phát triển, nơi mà tỉ lệ sinh thấp và các loại sản phẩm chăm sóc em bé đang bão hòa, tăng trưởng sẽ được thúc đẩy bởi sự đổi mới và cao cấp hóa sản phẩm, trong khi ở các thị trường đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu gia tăng sẽ là động lực tăng trưởng lớn nhất.

Nhu cầu của các bậc cha mẹ đối với những sản phẩm dành cho con sẽ ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng. Tại các thị trường đang phát triển, nhu cầu gia tăng sẽ là động lực tăng trưởng lớn nhất. Thêm vào đó, đặt yếu tố an toàn cho trẻ lên hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng Việt vốn rất chuộng các sản phẩm nhập ngoại tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Úc... Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, GDP đầu người tăng khá nhanh. Nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, hàng rào thuế quan giảm giúp cho các hàng hóa nhập khẩu chất lượng cao vào Việt Nam có giá cả cạnh tranh, hợp lý hơn, kích thích tiêu dùng.

Với tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam, nhu cầu của các bậc cha mẹ đối với những sản phẩm dành cho con sẽ ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, chi tiêu cho bé luôn được ưu tiên, cha mẹ đầu tư cho con cái ngày một nhiều hơn. Nhiều khác hàng cho biết các chuỗi cửa hàng mua sắm đồ dành cho mẹ và bé hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu bình dân mà chưa đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận khách hàng trung lưu – đối tượng khách hàng được cho là không tiếc tiền mua sắm cho con trẻ. Cụ thể, theo tìm hiểu, nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu tới 10 triệu đồng khi mua sắm ở nước ngoài hàng tiêu dùng cho mẹ và bé thì họ chỉ chi khoảng 500 ngàn đồng để mua tại các của hàng sản phẩm chuyên dụng cho mẹ và bé. Điều này đã phần nào chỉ ra, khách hàng tiêu dùng không phải là dễ tính.

Chính vì thế, kênh phân phối sản phẩm mẹ và bé tại Việt Nam phát triển mạnh cả online và offline. Đặc biệt, khi thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã dịch chuyển từ mô hình truyền thống là các chợ, các siêu thị sang chuỗi bán hàng sản phẩm dành riêng cho mẹ và bé ngày một cách rõ rệt. Ngành bán lẻ các sản phẩm phục vụ mẹ và bé mới trỗi dậy lại trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp và cả những nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Biểu hiện rõ nhất là tốc độ và tần suất khai trương các cửa hàng gắn liền với những tên tuổi như: BiBo Mart, Kids Plaza, … ngày một dày hơn. Trong đó, nổi lên là chuỗi Bibo Mart đang thống trị thị trường với gần 150 cửa hàng trên 22 tỉnh thành. Với Kids Plaza, hiện nay, trên toàn quốc, Kid Plaza cũng đã phát triển chuỗi 115 cửa hàng với diện tích mặt bằng rộng, thoáng và view đẹp.

Nhìn chung tại các chuỗi cửa hàng này nguồn hàng nhập chủ yếu từ nước ngoài Trung Quốc, Nhật, Hàn, Mỹ.... lượng sản phẩm tự sản xuất là rất ít. Bởi lẽ, với ngành hàng đồ cho mẹ và bé có đặc thù không quá bị coi trọng bởi giá cả, thay vào đó là chất lượng sản phẩm thì việc các đơn vị chưa tập trung vào sản xuất để giảm giá thành cũng là điều dễ hiểu. Thị trường còn mới và đầy tiềm năng nên đây sẽ là khoảng thời gian lợi thế cho những người đi đầu. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong lĩnh vực này.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường mẹ và bé trong những năm gần đây có lẽ là nguyên nhân lý giải sức hấp dẫn của thị trường này trước các nhà đầu tư ngoại. Vài năm trở lại đây, nhiều nhãn hàng nổi tiếng quốc tế đã thâm nhập thị trường Việt Nam để cùng nhau hưởng miếng bánh này. Đó là những thương hiệu như thực phẩm Morinaga, Meiji... trong đó nổi bật trên thị trường là siêu thị của Nhật mang tên Soc&Brothers khi đã mở tới siêu thị thứ 4 tập trung hầu hết tại các TTTM lớn ở Việt Nam. Gần nhất phải kể tới Asahi Group Food (thuộc Tập đoàn Asahi, sở hữu thương hiệu Wakodo nổi tiếng) chính thức gia nhập thị trường vào đầu năm 2019 thông qua liên doanh với NutiFood.

Tiềm năng thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng cao, cho thấy sức hấp dẫn của ngành, tuy nhiên, để chiếm lĩnh được thị trường được dự báo sẽ tăng trưởng đạt con số 7 tỷ USD là không hề dễ dàng. Điều này có thể thấy rõ qua việc đến rồi đi của không ít ông lớn tiềm lực tài chính đã từng hiện hữu tại thị trường Việt Nam như Kids World, Deca, Beyeu, Babysol… Năm 2014, Kids World của Vingroup ra đời với quy mô diện tích lên tới 5.000 m2. Tuy nhiên 1 năm sau, Kids World lặng lẽ đóng cửa ra đi không kèn không trống. Một trong những nguyên nhân đã được chỉ ra của các tên tuổi này đó là sự cạnh tranh gay gắt của ngành. Ngoài Kids World, một số tên tuổi lớn về thị trường mẹ và bé trực tuyến như Deca, Beyeu cũng dừng hoạt động vào năm 2015.

Trong quá trình hội nhập trên thị trường, áp lực cạnh tranh trên thị trường gia tăng dần, khi mà tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh truyền thống trở nên bão hòa, dần thay thế bằng hoạt động mua bán online và các nền tảng thương mại điện tử như Tiki, Adayroi, Lazada, Shopee nổi lên cũng là đối thủ đáng gờm trong ngành hàng mẹ và bé. Các gian hàng mẹ và bé trên các sàn thương mại điện tử đang thu hút sự quan tâm đông đảo của nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi hiện đại, tìm mua và tiếp cập lượng sản phẩm đa dạng, chính sách giao hàng thuận tiện và đôi khi tiết kiệm được một phần chi phí trong những đợt ưu đãi giá tốt.

Thị trường mẹ và bé tại Việt Nam vẫn đang phát triển, nhiều nhu cầu mới chưa được đáp ứng, các doanh nghiệp trong ngành cần luôn tìm kiếm các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu còn bỏ trống trước khi tham vọng thống lĩnh thị trường.

#Babybest Tổng Hợp

Để lại bình luận của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền: